THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

Đĩa đệm cột sống cổ, có vị trí sinh lý bình thường nằm xen kẽ giữa 2 đốt sống cổ trong cột sống cổ. Đây là một tổ chức liên kết đàn hồi, khả năng chịu lực đè ép rất cao.
Khi chúng ta cúi gập xoay nghiêng hoặc thực hiện các cử động của cổ, đĩa đệm giữ vai trò giảm sốc, cân bằng sự chịu lực và giữ cho cột sống vững chắc.

Nếu thoái hóa các thành phần của cột sống cổ như: Đĩa đệm, mặt đốt sống, thân đốt sống, dây chằng dọc cột sống, đến giai đoạn nhất định. Chỉ cần một lực gây chấn thương nhẹ hoặc một tác động đột ngột không đúng tư thế lên cột sống cổ, khiến đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý bình thường sẽ gây Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

Đĩa đệm cổ dễ bị thoát vị C5/C6 và C6/C7 gây chèn ép rễ thần kinh cổ tương ứng. Do nằm trong vùng chịu lực của cột sống cổ và có độ di động lớn trong các cử động của cổ. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ:

– Hội chứng cổ cánh tay: ( Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh cổ)

  • Đau âm ỉ vùng cổ gáy, lan lên vùng chẩm, lan xuống vai và cánh tay.
  • Có thể kèm dị cảm : tê bì, mất cảm giác, nóng rát
  • Tùy vị trí rễ thần kinh cổ và mức độ bị chèn ép, các khó chịu trên có thể lan ở một vài điểm hoặc trên toàn bộ cổ cánh tay và các ngón tay, mà rễ thần đó chi phối cảm giác.

– Hội chứng giao cảm cổ: ( Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép kích thich hệ thần kinh giao cảm)

  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai

– Hội chứng chèn ép tủy cổ: (Đây là tình trạng nguy hiểm, Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào tủy cổ)

  • Ít cảm giác đau. Tăng cảm giác dị cảm.
  • Nghiêm trọng: Yếu liệt 2 chân, tay chân.
XỬ TRÍ KHI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
  1. Nghỉ ngơi. Vận động vừa sức khi bớt đau
  2. Vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp – kéo dãn cột sống
  3. Dùng thuốc: Kháng viêm, giảm đau. Chỉ chích corticosteroid khi các điều trị đau không hiệu quả
  4. Phẫu thuật: Khi chèn Tủy gây yếu liệt
  5. Thuốc thảo dược: Đang là xu hướng điều trị. Do ít tác dụng phụ
Các bài viết liên quan: