BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Dãn tĩnh mạch chân chính là tình trạng hệ tĩnh mạch nông ở chân bị suy dãn, ngoằn
ngoèo do cấu trúc và chức năng van tĩnh mạch hiển nông bị suy dãn. Nên chức năng
co bóp đẩy và máu của chúng bị suy giảm. Làm cho máu trong lòng tĩnh mạch chân
lưu thông kém và dễ bị ứ đọng.
Đây là bệnh lý phổ biến ở những người phải làm công việc thường xuyên đứng
nhiều, ngồi nhiều, mang giày cao gót hoặc đi bộ nhiều. Nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao
so với Nam giới. Ngày nay bệnh có xu hướng tăng ở người trẻ.


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
  • Đứng nhiều, ngồi nhiều
  • Thường xuyên mang giày cao gót, đi bộ nhiều
TRIỆU CHỨNG CỦA SUY DÃN TĨNH MẠCH CHÂN:

  • Các tĩnh mạch nổi xanh ngoằn nghoèo ở chân, gây mất thẩm mĩ
  • Đau âm ỉ hoặc có cảm giác như ép vào chân khi đứng lâu. Đau sẽ đỡ khi để chân cao hơn thân người.
  • Có cảm giác chân nặng và có thể bị sưng phù khi ngồi hoặc đứng
  • Có thể xuất hiện dị cảm chân như: Tê bì, mất cảm giác, có cảm giác như kiến bò, nóng rát
  • Nghiêm trọng hơn có thể gây loét da ở chân
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÃN TĨNH MẠCH CHÂN
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Không ngồi hoặc đứng lâu
  • Đặc biệc lưu ý, không ngâm chân vào nước nóng; Không chiếu đèn hoặc xoa dầu
    nóng vào chân. Vì như vậy chúng ta sẽ làm cho tĩnh mạch chân suy dãn nhiều hơn
Bài tập phòng và điều trị dãn tĩnh mạch chân
Các bài viết liên quan: